Chùa Bửu Minh Gia Lai - Phật giáo và Thời đại

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2008

VU LAN MÙA BÁO HIẾU

HẠC TRẮNG XA KHƠI


Mẹ thương! Mười hôm rồi con nhịn ăn, chỉ uống nước trong thôi. Con của mẹ bệnh nhiều quá, nên thỉnh thoảng cứ phải nhịn ăn để trị bệnh. Tháng này ở xứ mình là mùa mưa dầm, bầu trờ luôn âm u xám đục. Mấy hôm rày lại có áp thấp nhiệt đới nữa, trời thật lạnh như mùa đông. Khi nhịn ăn năng lượng trong người tiêu hao nhiều, nên con cảm thấy rất lạnh. Vừa đói vừa lạnh bỗng dưng con nhớ đến mẹ, đang nằm trên đồi cao lộng gió một mình. Và cã những cô hồn đang lang thang thất thểu, đói lạnh trong cỏi âm không người đơm quảy:
Trời xâm xẩm mưa gào gió thét
Khí âm huyền mờ mịt trước sau
Ngàn cây nội cỏ rầu rầu
Nào đâu điếu tế nào đau chưng thường
(văn tế thập loại chúng sanh – Nguyễn Du) .
Mẹ ơi! Cách đây hai mươi năm, con có ghi trong nhật ký, phát thảo đôi nét về mẹ. Hôm nay con xin đọc lại cho mẹ nghe:” Mẹ hiểu rất lơ mơ về giáo lý nhà Phật, không có ý niệm chân xác về thuyết nghiệp báo, luân hồi gì hết . Vậy mà mẹ phát nguyện ăn chay một tháng được mười ngày, gần ba mươi năm rồi mẹ vẩn một lòng kiên trinh thệ nguyện – thuỷ chung như nhất. An chay không khó lắm, là đối với những ai mang một hoài bão to lớn, chí nguyện kiên cường, hoặc đối với những phật tử gia tư thường thường bậc trung trở lên. Trên mâm ăn lúc nào cũng có phù chúc, nấm rơm, tàu hủ, cà rốt, khoai tây… Còn mẹ mười ngày chay trong tháng, ít khi nào được tô canh,hay dĩa xào; muối đậu đối với mẹ đã là sang. Nhiều hôm về thăm nhà nhằm ngày chay của mẹ, thấy mẹ ăn cơm với muối trắng (dẫu hôm đó người con rể có câu được cá và kho nấu ngon cách mấy đi nữa ,mẹ cũng chẳng hề … ). Con đã rưng rưng nước mắt khi nhìn tuổi già của mẹ.Vừa phục vừa thương biết mấy tấm lòng trước sau như một đó” .
Qua đám tang của mẹ, con mới cảm nhận sâu sắc về bốn ân, (ân tổ quốc, ân chư phật thầy tổ âncha mẹ, ân chúng sanh) và nhất là ân chúng sanh, mà ngày xưa chỉ học trên kinh điển, con có khái niệm rất hời hợt nông cạn. Khi mẹ trút hơi thở cuối cùng, bà con phật tủ xa gần đến kinh kệ hộ niệm, cầu nguyện cho mẹ liên tục ngày đêm. Và đây cũng là lần đầu tiên con làm thầy địa lý, con đã chọn âm phần cho mẹ. Con chọn cho mẹ nơi an nghỉ nghìn đời, trên một đồi cao lộng gió và cũng rất nhiều mây. Đầu mẹ quay về núi,chân xuôi về làng. Con thật không ngờ vị trí con chấm huyệt, phía dưới là tảng dá xanh cực kỳ to lớn. Anh em phật tử phải dùng đến xà beng, mũi ve, búa tạ để chẻ đá Mẹ có thấy con là một ông thầy địa lý vụng không ?
Mẹ mất vì chứng cao huyết áp,đưa đến tai biến mạch máu não,mẹ đã hôn mê và nằm tại chỗ rất nhiều ngày.Thường nhật mẹ hay than thở đau đầu.Con nghĩ đơn giản, tuổi già ai cũng thế, đau đầu nhức mỏi là chuyện thường. Chúng con cũng không nghĩ rằng, mẹ lại mắc bệnh huyết áp ,vì mẹ quá gầy. Bởi vậy nên không quan tâm đưa mẹ đi bác sĩ để thăm dò huyết áp. Và cũng không ngăn mẹ có thói quen thích ăn mặn. Con còn nhớ một hôm về thăm nhà em hạnh còn phàn nàn với con:
_ Mẹ mình thật kỳ cục ! Lâu lâu em mua được chút thịt, miếng cá ,mẹ nấu nêm nếm quá chừng mặn ăn chẳng ngon lành gì hết.
Con đã xẵng giọng với mẹ:
_ Mẹ thật vụng về trong chuyện bếp núc, hèn chi mấy chị em gái của con không ai nấu nướng ra gì hết .
Mẹ đã nhỏ nhẹ nói rằng:
_Mẹ biết nêm mặn ăn không ngon, nhưng mà ăn được nhiều bữa.
Hôm đó nghe mẹ trả lời như thế, con hối hận ngẹn ngào, nước mắt cứ chực trào ra. Qua mẹ con mới thấm thía được câu ca dao: “ Tay bưng đĩa muối chấm gừng, gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau”. Và cũng hiểu thêm được vì sao mẹ chọn nhà người con gái út rất nghèo để ở. Mà hình như những bà mẹ quê nghèo khổ ở Việt Nam mình đều như thế cã: dè sẻn, tiết kiệm từng chút, cho đến ngày nhắm mắt. Ít có bà mẹ quê nào ăn mặc đẹp hết, quần áo chàm vá như một chiếc y bá nạp của các vị sư tu hậnh đầu đà. Có được bộ đồ mới nào cũng không dám mặc. Cứ để dành, để dành mãi đến phút lâm chung con cái phải đem ra tẩm liệm. Mẹ của con cũng như vậy đó mẹ ơi !
Hôm mẹ vừa bỏ chúng con, riêng con vì bận bịu nhiều việc để lo đám cho mẹ. Với lại bữa đó bè bạn thân hữu, phật tử xa gần, đến phúng điếu chia buồn ấm cúng nghĩa tình, nên con cũng an ủi được phần nào, không buồn nhiều .Nhưng vài ngày sau , một hôm đang lúc thắp nhang cho mẹ, bất chợt nhìn lên bàn thờ, thấy tấm trướng các em phật tử đi phúng điếu mẹ, có bài thơ nho :
Bà về nơi tịnh lạc
Thầy con hoá mồ côi
Mùa xuân buồn man mác
Hạc trắng vừa xa khơi.
Bốn câu thơ của các em phật tử gợi cho con một nổi buồn thê thiết. Con thấy con mồ côi . Con tháy rằm tháng bảy này trên ngực con, các em phật tử sẽ cài cho một bông hồng trắng, thay vì một bông hồng đỏ thắm như năm ngoái. Thật bất hạnh thay cho những ai không còn có mẹ !
Sư phụ con cũng vừa mất mẹ, thầy cứng rắn là vậy thế mà nước mắt cứ chảy trong những ngày tuần thất. Mẹ không còn nữa con rở thành côi cút bơ vơ, trong lòng cứ luôn thấy trống vắng. Mẹ ơi ! Không hiểu vì sao thời gian gần đây các phật tử hay đem cho con bánh kẹo. Mỗi lần có bánh kẹo là con nhớ đến mẹ, nhưng mẹ đã không còn. Tuổi già của mẹ rất thèm ngọt , nhưng chúng con không nhớ nhiều đến điều đo . Thương chúng con mẹ hãy tha thứ những lỗi lầm vụng dại. Chúng con có đứa đã gần nữa đời nguời rồi, nhưng không phải là đã trưởng thành về mặt hiếu đạo:
Gần nữa đời người con mới hiểu
Thế nào thân phận trẻ mồ côi
Tình đạo bạn dành cho con không thiếu
Nhưng mẹ ơi con vừa mất bầu trời.
Thưa mẹ! Hôm đó con có dự định nhân ngày tuần chung thất của mẹ, sẽ mời chư tôn đức thiết lập trai đàn kỳ siêu bạt độ. Trước là cầu nguyện cho đồng bào cùng các chiến sĩ dẫ bỏ mình vì nước. Và những người vì nghiệp lực sâu dày chết oan, tâm thức không nơi nương tựa. Không có cơ hội tái sih, trở thành cô hồn đang lang thang thất thểu nơi đầu ghềnh cuối bãi, đói lạnh cơ hàn.
Sau nũa là mẹ, con rất sợ mẹ đoạ lạc vào cảnh khổ. Vì trước khi mẹ mất, mẹ luôn hôn mê bất tỉnh. Nhưng mẹ ơi , đến giờ phút chót con đẫ không thực hiện được ước nguyện đo, vì thiếu nhân duyên .Tuy vấyuốt trong thời gian bốn mươi chín ngày ,con và các em phật tử đã luôn trì tụng kinh Địa Tạng, để cầu nguyện cho những sinh linh trong cỏi âm và mẹ. Chúng con nguyện cầu cho mẹ và tất cả chúng sinh, đang trầm luân trong cảnh giới khổ đau, đều được an lạc giải thoát. Ngày tuần bốn mươi chín của mẹ, một số phật tử thay con thiết tiệc chay cúng dường chư tôn Thượng toa , Đại đức, Tăng ni.
Cảm kích trước tấm lòng của chư tôn đức và các phật tử đã quan lâm hộ niệm, con quỳ thưa tác bạch, con xin thuật lại cho mẹ nghe :
Kính bạch chư tôn đức…
Hôm nay là ngày cúng chung thất cho thân mẫu của con. Chư tôn đức cùng quý phật tử xa gần đã thương tưởng con. Đức phật dạy rằng: Với nguyện lực của những bậc tu hành chơn chánh, sự chú nguyện của chư vị sẽ đem lại lợi l;ạc vô cùng cho kẻ còn người mất. Y cứ vào lời Phật dạy, con tin chắc rằng giờ đây thân mẫu của con đã thác sanh vào cảnh giới an lành. Ngày mẹ con vừa từ trần, con đã đến các chùa rong tỉnh cung thỉnh chư tăng đến hộ niệm cho mẹ. Nhưng đến chùa nào các thầy cũng đi vắng hết ( hôm đó các thầy đi cúng tiểu tường cho Hoà Thượng Đức Thiệu ở Đà lạt). Lòng con hoang mang xao xuyến lạ! Nghĩ rằng một đời ăn hiền ở lành như mẹ, hơn nữa có một người con trai duy nhất, mẹ cũng gởi cho ở chùa để gánh vác việc phật. Với nhân lành đó há lẻ ngày mẹ ra đi vĩnh viễn , không có chư tăng đến nguyện cầu cho mẹ sao? Như vậythì còn đâu là nhân quả? Làm sao thuyết phục được người khác tin yêu theo đạo Phật ! Ngay lúc bấy giờ con mới thấy vai trò của chư tăng là quan trọng trong cuộc sống này. Sanh và tử là hai việc hệ trọng nhất của kiếp người, mà họ là những ngươiừ luôn thao thức với vấn đề này và lập tâm tìm cách thoát ra. Tự thân họ và khuyến hoá người khác , luôn luôn bảo vệ mạng sống cả mọi loài (sanh) và trong đau đớn cùng cực của kiếp ngưiơì là cái chết (tử) họ luôn có mặt để chia buồn và ngyện cầu siêu độ . Trong cỏi sống và chết, chỉ cần có hình ảnh từ hoà thấp thoáng của chiếc y vàng, là ta an tâm biết nhường nào.
Con cứ tưởng mẹ thiếu dyên, bạc phước, không có chư tăng hướng dẩn hương linh. Nhưng mầu nhiệm thay Phật Pháp ! giò phút sắp sửa di quan cho mẹ con, một vài thầy từ Đà Lạt đã về kip., có cả quý thầy từ Bình Định lên thăm đã có mặtto ng lúc tiễn đưa linh cữu mẹ. Thế là mẹ con đã về noi cỏi vĩnh hằng trong tiếng niệm Phật của chư Tăng với sắc áo vàng thanh khiết. Và bàcon đạo hữu, Gia Đình Phật Tử nữa tong chiếc áo màu lam hiền hoà, chan chứa nghĩa tình đạo vị.
Con xin đê đầu đảnh lẽ đáp tạ thâm ân cả chư tôn đức cùng bà con Phật tử xa gần.
Mẹ ơi ! những mùa Vu Lan trước con đều co một chúc quà cho mẹ , riêng lễ Vu Lan năm nay bức thư này sẽ là món quà mọn dâng đến me. Mong mẹ chứng tri cho lòng con.


Mùa Vu Lan PL 2538



Thích Giác Tâm

LÀM DÂU TRĂM HỌ

LÀM DÂU TRĂM HỌ
Từ thời xa xưa lắm rồi, khi nói “dâu trăm họ”, lập tức người ta nghĩ ngay đến những vị thầy trụ trì ở các chùa. (Xin hiểu chữ trụ trì như là danh từ chuyên môn rất phổ thông để chỉ các vị sư, Tăng hay ni, viện chủ, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi công việc đối ngoại lẫn đối nội của một ngôi chùa, chứ không phải trụ trì như một động từ kép mà một số Phật tử hay không Phật tử đã dùng để chỉ cho việc ăn ở, trú ngụ của bất kỳ vị Tăng sĩ nào). Các vị sư phụ khi bổ nhiệm đệ tử mình đi trụ trì ở một ngôi chùa nào đó đều dặn dò, huấn thị về việc “làm dâu trăm họ” phải như thế nào. Rồi cứ như vậy, từ ngữ đó truyền đi từ đời trụ trì này đến đời trụ trì khác, đến độ trong nhà chùa, từ ngữ ấy hầu như chỉ được hiểu như là từ chuyên môn để ám chỉ các vị thầy trụ trì, tu viện trưởng, viện chủ v.v...Ngày nay, từ ngữ “dâu trăm họ” đã không còn xa lạ gì với mọi người. Thậm chí, nhiều người còn lấy từ ngữ ấy để áp dụng cho một số trường hợp khác ngoài thế tục. Chẳng hạn ông chủ nhiệm một tờ báo cũng có thể than thở: “Chao ôi, biết làm sao cho vừa lòng độc giả đây! Thiệt khổ cho cái nghiệp làm dâu trăm họ.” Một ca sĩ hay chủ nhà hàng cũng có thể tự ví mình như vậy. Cho nên, chữ “dâu trăm họ” bây giờ không còn là của riêng của các thầy trụ trì nữa.
Nói như vậy không phải là tiếc nuối muốn đòi lại cái từ ngữ rất phiền đó về cho nhà chùa. Quý thầy trụ trì có muốn cất riêng từ ngữ ấy đâu. Muốn vất đi thì có. Có điều là vất không được đó thôi. Vì lòng từ bi, vì hạnh nguyện dẫn đạo và sứ mệnh hoằng pháp mà phải gánh lấy, phải chịu làm người dâu cho bá tánh thập phương. Khi vị thầy trụ trì nói đến chữ “dâu trăm họ”, không phải là để than thở, mà là để nhớ lấy trách vụ của mình, nhớ lấy bổn phận hoằng đạo của mình để mà tiếp tục chịu đựng...Chịu đựng cái gì? Nói vô phép, có cạy miệng quý vị trụ trì, quý ngài cũng không nói ra. Chuyện đạo, chuyện chùa, tự nguyện dấn thân làm việc, có gì phải than trách, kể lể. Những kẻ xuất trần, lấy trí tuệ giác ngộ làm sự nghiệp, xem ba cõi bốn đại là không, chẳng mấy người chịu đưa vai gánh lấy ngôi chùa để tiếp cận chúng sinh và cuộc đời mà dẫn dắt họ trên đường tu học. Đa phần người xuất gia thích ẩn cư trên núi cao, hoặc du hóa, nay chùa này mai chùa nọ, hoặc ở chúng (tức là chỉ ở chùa thôi, ai làm trụ trì thì làm, phần mình chỉ biết lo tu tập và nhận công tác nào vị trụ trì giao phó, chứ nhất quyết không nhận trách nhiệm trụ trì). Họ muốn cứu độ chúng sinh lắm, nhưng họ không muốn phải gánh cái trách nhiệm trụ trì, tu viện trưởng, viện chủ v.v... Trách nhiệm đó nặng nề, bận rộn và trở ngại việc tu tập lắm. Đã không gánh thì thôi, gánh thì phải gánh cho trọn. Mà làm sao cho trọn được khi mà chúng sinh khó độ, hết người này đến kẻ khác, hết thế hệ này đến thế hệ kia, hằng hà sa số chúng sinh mong đợi được dẫn đạo. Đó là chưa nói đến trăm ngàn Phật sự khác ở chùa, từ miếng cơm manh áo cho Tăng chúng cho đến những lễ lượt, hết ngày này qua ngày khác, hết năm này qua năm nọ, làm thế nào mà ngưng được để gọi là trọn!Cho nên, khi một Tăng sĩ chấp nhận đi trụ trì một ngôi chùa là coi như đã chấp nhận hy sinh cả một đời. Rất hiếm khi vị trụ trì bỏ chùa mà đi (chỉ có những thầy trụ trì ở các chùa hội Phật giáo tại hải ngoại vì thấy không thích hợp với sinh hoạt hội hè nặng chất thế tục mới tự động rời chùa mà đi, hoặc bị các hội viên Phật tử chia phe phái, tranh giành quyền lực, tìm cách mời đi mà thôi). Thường thường đã nhận trụ trì là trụ trì suốt đời. Gánh lấy ngôi chùa là gánh lấy cục nợ, tự dưng phải lo việc trả, trả cho đến khi nào không còn nợ, hoặc đến khi nhắm mắt. Mà nợ ở đây là nợ cái ân của chư Phật chỉ dạy con đường giải thoát sinh tử, và nợ cái ân của chúng sinh đã là những nghịch duyên và thuận duyên cho mình trên bước đường giải thoát đó. Cái ân đó biết bao giờ mới trả hết nếu không chứng ngộ thành Phật. Mà muốn thành Phật, đâu phải suốt ngày tiếp đón Phật tử để nghe hết lời than thở này đến sự trách phận kia, cùng với những đòi hỏi, yêu sách... rồi đùng cái thành Phật. Cũng phải có thời giờ tu tập riêng biệt tại phương trượng, tại phòng riêng; cũng phải có một khoảng không gian và thời gian tối thiểu nào đó trong ngày để quay về với chính mình chứ…
Cho nên, đề cập đến chuyện “dâu trăm họ” ở đây, thực ra không phải để bàn tán bình phẩm gì về quý thầy trụ trì, mà chính là để nói chuyện với chính hàng Phật tử chúng ta. Quý thầy sẽ không bao giờ nói, mà không nói thì chúng ta không biết. Vậy thì chúng ta phải tự nói, nói để cùng biết.
Vĩnh Hảo

ĐỨC PHẬT BẰNG ĐÁ


Đức Phật bằng đá

Thích Giác Tâm

Từ thuở khai thiên lập địa có lẽ đã có mặt đá rồi . Đá càng đẹp , càng quý thì càng ở sâu trong lòng đất . Ở sâu trong lòng núi cao . Đá sẽ trở thành bất tử nếu được tâm hồn và bàn tay nghệ nhân điêu khắc tạc thành những biểu tượng tôn quý . Biểu tượng tôn quý ở thế gian này rất ít , trong số rất ít đó thì có Đức Phật . Phật đá ở Angkovat-Campuchia , Phật đá ở động Đôn Hoàng-Trung Quốc , Phật đá ở động Ajanta-An Độ , Phật đá ở Afganistan …
Nhiều khi con tự hỏi :” Đức Phật hoá thân thành đá , hay đá hoá thân thành Phật , mà đứng trước Phật đá nhiều người hồi tâm hướng thiện . Khi nghe tin Đức Phật đá ở Afganistan bị lực lượng Taliban nổ mìn giựt sập , đại địa rùng mình chao đảo , con người hữu tâm trên trái đất đã nhỏ lệ . Bom mìn đã làm thân Phật chảy máu nhưng Phật không hề chết , Phật lại hoá thân nơi này nơi khác . Phật đá ở Afganistan vừa bị sập đổ , thì chính quyền Trung Quốc đã cho điêu khắc một pho tượng phật đá lớn hơn ngay trong đá núi ở Tỉnh Tứ Xuyên , để tưởng nhớ sự kiện đó .
Đá Cẩm Thạch từ các dãy núi ở Tỉnh Thanh Hoá , hay từ núi Ngũ Hành ở Non Nước Đà Nẵng , với cái Tâm và bàn tay điêu luyện tài hoa của nghệ nhân , đá đã rùng mình hoá thân thành Phật đem yêu thương và hiểu biết đến với người dân Việt và vựơt biển đến với năm châu đại dương . Nhờ vậy trái đất có màu xanh nhiều hơn , chim cá muôn thú thong dong vẫy vùng tự tại hơn trong cảnh giới của chúng . Và nhất là con người đối xử với nhau tốt hơn , yêu thương nhau xoá bỏ hận thù .
Bạch Thế Tôn ! nơi chùa con cũng có Phật bằng đá, do những người con Phật chung lòng thỉnh về từ Non Nước-Đà Nẵng . Phật đá cao có 3 mét thôi vậy mà bóng mát Ngài che chắn cả một vùng rộng lớn . Ai đã một lần chứng kiến hình ảnh cụ già lưng còng tóc bạc , hay các cháu bé miệng còn thơm sữa mẹ quỳ mọp bên Phật đá chắp tay thành sen búp đảnh lễ nguyện cầu mà lòng không xúc động nhớ thương . Phật là vậy chỉ có tha thứ và thương yêu , thế nhưng 26 thế kỷ qua Đức Phật luôn có mặt trong lòng nhân loại sinh linh .
Nghiệp lực ,oan khiên chất chồng , thù hận triệt nhau , khiến con người mãi luân hồi bất tận . Hiểu Đạo Phật sâu sắc , Thiền sư thi sĩ Nguyễn Du đã có hai câu kết trong “ văn tế thập loại chúng sinh “ đẹp như lời Kinh Phật :
Ai ai lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi .
Nhớ Phật , nhớ Thiền Sư thi sĩ Nguyễn Du con ghi lại vài dòng tâm tư tưởng niệm .
Pleiku,ngày 05.07.2002

HOA TÂM


Từng viên đá thấm mồ hôi
Đoá hoa Tâm nở bên đồi mù sương
Đầu nguồn cuối bến sông tương
Bàn tay của mẹ thơm hương xứ trầm
Vẫn còn đây đoá hoa Tâm
Nghìn thu rụng tiếng nguyệt cầm đầu non

Giác Tâm