Chùa Bửu Minh Gia Lai - Phật giáo và Thời đại

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Cung điện cổ kính ở Thái Lan

http://chuabuuminh.vn

Cung điện Bang Pa-In là quần thể kiến trúc độc đáo với nhiều kiểu kiến trúc của Trung Quốc, Thái Lan và châu Âu, được xây dựng từ thời nhà vua Chulalongkorn vào năm 1876. Ảnh trên China.org.cn.

Cung điện hoàng gia Bang Pa in nằm bên bờ sông Chao Phraya
Cung điện hoàng gia Bang Pa in nằm bên bờ sông Chao Phraya thuộc cố đô Ayutthaya, cách thủ đô Bangkok khoảng 80 km.
Bức tượng mang phong cách châu Âu ở gần cung điện.
Bức tượng mang phong cách châu Âu ở gần cung điện.
Biệt điện do người Thái gốc Hoa quyên tiền xây dựng nên mang phong cách Trung Hoa khá rõ rệt.
Biệt điện do người Thái gốc Hoa quyên tiền xây dựng nên mang phong cách Trung Hoa khá rõ rệt.
công viên, ở đó trồng nhiều cây
Bao quanh cung điện là công viên lớn, nơi trồng nhiều cây xanh mát mẻ.
Tòa nhà mang phong cách châu Âu.
Tòa nhà mang phong cách châu Âu.
Tòa tháp cao giữa cung điện.
Tòa tháp cao giữa cung điện.
Từ cung điện có thể nhìn bao quát ra hồ rộng.
Từ cung điện có thể nhìn bao quát ra hồ rộng.
Những biệt thự nhỏ quanh cung điện.
Những biệt thự nhỏ quanh cung điện.
Linh Phạm

SÓC SƠN - MẢNH ĐẤT HUYỀN THOẠI


Sóc Sơn cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km về phía Tây Bắc là vùng đất nổi tiếng với huyền thoại Thánh Gióng thuở hồng hoang lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

 
Truyền thuyết kể rằng Thánh Gióng sinh ra tại làng Phù Đổng (nay là xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) vào thời vua Hùng thứ 6. Là người được "trời" đầu thai, đến khi lên ba tuổi ông vẫn không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi giặc Ân xâm lược, Gióng cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông đã cởi áo giáp, vẫy chào quê hương rồi bay về trời. Nơi ông hóa là núi Sóc (thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

 
Ngày nay trên đỉnh núi Đá Chồng, thuộc Khu di tích Đền Sóc - Chùa Non, chính là nơi đặt Tượng đài Thánh Gióng.
 
Tượng đài được đúc bằng đồng nguyên chất, có trọng lượng gần 100 tấn, với chiều cao 11,07m, độ vươn 16m, mô phỏng hình ảnh vị thánh trẻ tuổi tay mang tre ngà, thúc ngựa hướng về trời xanh.
 
Đứng từ địa điểm đặt tượng đài phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ cảm nhận được một không gian hùng vĩ của hình thế địa lý, cũng như vẻ đẹp thiên nhiên nơi Thánh Gióng thăng thiên sau sứ mệnh lịch sử. Từ đó, trong lòng mỗi người trào dâng niềm tự hào về quá khứ hào hùng và tình yêu quê hương, đất nước tươi đẹp...
Khu di tích đền Sóc ẩn sau những tán cây rậm rạp
Khu di tích Đền Sóc ẩn sau những tán cây rậm rạp
Khu di tích Đền Sóc - một di tích lớn, được bao bọc bởi núi và hồ. Ấn tượng đầu tiên về nơi đây chính là vẻ đẹp kỳ vĩ của trời, mây, sông nước khiến du khách ngỡ ngàng.
 
Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng một vùng rừng núi bao la, bốn mùa cây cối xanh tươi và những khóm tre đằng ngà vàng óng. Khu di tích Đền Sóc đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp quốc gia từ những năm 1962.
 
Mái đền ẩn mình dưới tán cổ thụ hàng trăm năm tuổi như tô thêm vẻ đẹp chốn tôn nghiêm, cổ kính. Những di tích như Đền Trình, Đền Mẫu (nơi thờ mẹ Thánh Gióng), chùa Đại Bi, Đền Thượng, hòn đá Trồng (tương truyền là áo giáp của Thánh Gióng để lại trước khi bay về trời) và lăng, bia đá ghi lại lịch sử lễ hội Đền Sóc, tạo thành một tổng thể hài hòa, sống động.
 
Tất cả những công trình này được xây dựng và trùng tu từ giai đoạn Tiền Lê. Qua nhiều lần tôn tạo, tu bổ của các triều đại phong kiến khác đã góp phần làm cho khu di tích ngày càng to đẹp.
Cùng nằm trong khu Đền Sóc là chùa Non Nước, tại đây có pho tượng Phật Tổ bằng đồng được coi là lớn nhất Đông Nam Á, là tâm điểm thu hút du khách thập phương và khách quốc tế.
 
Tượng cao 6,5m, nặng 30 tấn đúc liền khối. Năm 2001 bức tượng Phật khổng lồ này được rước lên đặt chính giữa nền chùa Non Nước ở độ cao 110m so với chân núi. Chùa Non Nước được xây dựng trên nền đất chùa cũ từ thời Tiền Lê, theo kiến trúc chùa cổ 7 gian 2 trái, với những hoạ tiết hoa văn theo nguyên mẫu của thời Tiền Lê, theo thế long chầu, hổ phục.
Chùa Non nước
Chùa Non Nước
Bức tượng Phật Tổ và chùa Non Nước được đặt trong vòng cung. Đức Phật ngự trên ngai tựa lưng vào núi, chung quanh có 9 ngọn núi lớn nhỏ chầu vào: Núi Đồng Sóc, núi Đá Đen (trên núi có hàng trăm phiến đá lớn nhỏ giống như từng đàn trâu, voi năm phủ phục), núi Voi Phục, núi Mũi Cày, núi Vẩy Rồng, núi Đá Chồng…
Khung cảnh quen thuộc của xã Nam Sơn với một quả đồi tròn như mai rùa nằm gần hồ Tân Bình.
Khung cảnh xã Nam Sơn với một quả đồi tròn như mai rùa nằm gần hồ Tân Bình.
Quanh khu vực Đền Sóc (địa phận xã Phù Linh) cũng đã được hình thành một khu rộng 67ha bao gồm: Bảo tồn di tích văn hóa Đền Sóc, Học viện Phật giáo Việt Nam.
G
Học viện Phật giáo Việt Nam nằm bên con đường dẫn về Thủ đô
Khu du lịch sinh thái rộng 87ha có hồ nước Thanh Trì và hàng trăm nhà nghỉ cho khách du lịch vào những ngày cuối tuần. Rừng Sóc Sơn cũng đang được quy hoạch theo ý tưởng là lá phổi của thành phố. Việc này sẽ giúp quản lý tốt hơn để rừng Sóc Sơn trở thành rừng phòng hộ môi trường. Khi đó, rừng Sóc Sơn hoàn toàn có thể biến thành khu du lịch sinh thái khổng lồ…
 
Đến một lần để rồi mãi vấn vương, mong sao du lịch Sóc Sơn ngày càng phát triển phục vụ du khách vào những ngày nghỉ cuối tuần với điểm đến là du lịch tâm linh kết hợp với sinh thái nghỉ dưỡng.
G.T (Giới thiệu)

Hành Hương TÂY TẠNG

Trương Kim Anh
http://chuabuuminh.vn
Cung điện Potala nằm ở Lhasa, Tây Tạng. Ngày nay, cung điện Potala là một viện bảo tàng. Đây là một địa điểm thu hút du khách tham quan nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, và đã được chương trình truyền hình Mỹ Good Morning America và báo USA Today gọi là "Bảy kỳ quan mới".

Mặt trời 'không lặn' trên cung Potala

Potala toạ lạc trên đỉnh Hồng Đồi (tên gốc là Red Hill hay Marpori), nằm trên độ cao 3.600m so với mặt nước biển, đây là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới.

Trước đây phía ngoài Potala là hồ nước lớn, giờ đã bị lấp đi, xây thành quảng trường lớn. Con đường mới với những hàng cây xanh đang được trồng tỉa lại, chạy trước mặt cung điện.

Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc-Nam đo được là 270m. Cung có diện tích hơn 360.000 m2 bao gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 phòng nhỏ với gần chục nghìn điện Phật. Vật liệu xây dựng cung là gỗ, đá và bùn.

Sau một ngày dài tham quan toàn bộ cung điện, đến tối, tôi quyết định quay lại Potala để ngắm công trình uy nghi này trong ánh đèn rực rỡ. Khi tôi tới quảng trường cung điện, đồng hồ đã chỉ 21h, khó mà tin được trời Lhasa vẫn còn sáng tỏ mặt người. Trong ánh sáng chạng vạng nơi cao nguyên, Potala vẫn sừng sững trên đỉnh ngọn Đồi Đỏ với Hồng Cung và Bạch Cung vươn cao.

Bầu trời vẫn xanh ngắt phía trên cung điện Potala vào lúc 21h.

Khoảng 30 phút sau, bóng đêm mới thực sự bao phủ nơi đây.

Potala sừng sững dưới bầu trời xanh

Hồng
 Cung và Bạch Cung trong ánh sáng ban ngày.
Hồng Cung và Bạch Cung trong ánh sáng ban ngày.
Điện chính Tây của cung điện. Nơi này du khách chỉ được tham quan phía ngoài mà không được chiêm ngưỡng bên trong.
Điện chính Tây của cung điện. Nơi này du khách chỉ được tham quan phía ngoài mà không được chiêm ngưỡng bên trong.
Điện chính Tây nhìn từ xa.
Điện chính Tây nhìn từ xa.
Du khách phải leo lên những bậc thang đá để vào thăm quan trong cung.
Du khách phải leo lên những bậc thang đá để vào thăm quan trong cung.
Quảng trường phía trước Potala nhìn từ trên cao.
Quảng trường phía trước Potala nhìn từ trên cao.
sân trong của Bạch Cung (tiếng Tạng gọi là Deyangshar) vốn là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội Phật giáo; bên phải sân là khu nhà 2 tầng màu vàng là nơi sinh sống của Tăng ni, bên trái là phòng tu học của Tăng ni, còn ở giữa là chính điện Bạch Cung.
Sân trong của Bạch Cung vốn là nơi tổ chức các lễ hội, bên phải sân là khu nhà hai tầng màu vàng, nơi sinh sống của tăng ni, bên trái là phòng tu học còn ở giữa là chính điện Bạch Cung.
Những hành lang dài nối liền hai cung. Tuy nhiên trong nội cung của Potala không cho chụp ảnh nhiều.

Hành lang nội cung sơn son thếp vàng. Ảnh chụp lại từ sách The Potala của Unesco, sách in màu, chụp toàn bộ các điểm nhấn kiến trúc của cung điện, các điện thờ quan trọng của Hồng Cung và Bạch Cung. Cuốn sách này không bán ở bất cứ đâu ngoài khu vực cung Potala. Quyển sách giúp du khách thấy được hết vẻ đẹp của cung điện nguy nga nhất Tây Tạng.
Bạch Cung nhô cao kỳ vĩ giữa nền trời xanh thẳm, tuy chỉ có 5 tầng lầu
Bạch Cung nhô cao giữa nền trời xanh thẳm với 5 tầng lầu.
Công viên phía sau Potala nhìn từ trên cao.
Công viên phía sau Potala nhìn từ trên cao.
Con đường bao quanh dưới chân cung điện hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng óng ả.
Con đường bao quanh dưới chân cung điện hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng óng ả.
những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ giữa cái nắng trưa oi ả.
Du khách người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ giữa nắng trưa oi ả.
Cung điện Potala sừng sững trên đồi.
Cung điện Potala sừng sững trên đồi.
 

Khắc khoải trẻ em vùng cao

http://chuabuuminh.vn


- Những đứa trẻ cả đời không biết đến búp bê, xếp hình, chưa biết cả hình dạng một cây kem... Bước chân người làm báo vui nhiều, buồn cũng lắm, nhưng để lại nhiều trăn trở nhất chính cuộc sống của những đứa trẻ vùng cao.

Ngày 28/6 năm nay, kỷ niệm 10 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2011). Nhân dịp này, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa đã chính thức phát động cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trong đó mục tiêu Không đói nghèo được đặt lên đầu tiên.

Cùng ngắm những đứa trẻ vùng cao dưới đây, để hiểu rằng mục tiêu đó là một ước mơ không dễ thành hiện thực. Mong sao có thể sẻ chia với các em, dù là những điều nhỏ nhoi nhất, từ gói bánh đến những tấm áo cũ mong manh nhưng thấm đẫm tình người…




Một em bé chưa đầy tuổi theo mẹ đến công trường làm gạch tại Sông Mã (Sơn La)


5 km đi bộ, đứa bé này theo mẹ và cô bác ra chợ mua tấm lợp tại Trạm Tấu (Yên Bái)


Trò chơi thường ngày của ba chị em Lò Văn Páo (Triệu Phong - Nghệ An)


Với cậu bé này, mỗi ngày hè là một gánh cỏ giúp bố mẹ làm thức ăn cho gia súc
(Bát Xát - Lào Cai)


Tự chơi, tự quản... những đứa bé vô tư rủ nhau bơi suối không có người trông coi
(Mường La - Sơn La)


Với bà con người Hà Nhì ở Bát Xát, không ai lạ lẫm với những bóng trẻ con lầm lũi gánh củi trong sương mù


Ngày hè là những buổi bắt cá từ sáng đến tối mịt (Hoàng Su Phì - Hà Giang)


Một đứa bé người Mông ở Sìn Hồ - Lai Châu


Hai em bé ngủ tạm tại điểm trường Trung Lèng Hồ (Bát Xát - Lào Cai)


Một đứa bé ngồi chơi với rổ ngô, thức ăn chính của gia đình trong những ngày giáp hạt
(Xín Mần - Hà Giang)


Với những đứa trẻ ở Đồng Văn - Hà Giang, ngày hội với chúng 
là được đi bộ nửa ngày ra đường cái ngắm người đi đường



Một đứa trẻ 6 tháng tuổi vắt vẻo trên lưng mẹ làm rẫy ở Sì Lờ Lầu (Lai Châu)


Trẻ con tại bản Hốc (Hoàng Su Phì - Hà Giang) cứ đến giờ vô tuyến 
lại tập trung tại nhà một hàng xén người Kinh đầu bản xem nhờ


7 tuổi, tự đánh trâu ra chợ mua đồ cho bố mẹ, 
cô bé này không hề sợ hãi với cả tiếng đồng hồ cuốc bộ một mình


"Ngư phủ" một mình tại Quỳnh Nhai - Sơn La


Hình ảnh thường thấy của các em bé vùng cao: 
Bố mẹ không đủ thời gian quan tâm đến cái ăn mặc



Một cái quần đùi trẻ em đang lầm lũi bắt cá ở Than Uyên - Lai Châu


Tuổi thơ vùng cao


Một chú bé theo bố vào rừng với chiếc thuổng không dành cho tuổi thơ
(Quỳnh Nhai - Sơn La)


Chỗ chơi thường ngày của trẻ em Mường Giôn - Quỳnh Nhai - Sơn La


Một đứa trẻ với gánh củi mà không ai nghĩ tuổi của em có thể mang được


Tuổi thơ - là trông em và chăn trâu giúp bố mẹ.

ST