Chùa Bửu Minh Gia Lai - Phật giáo và Thời đại

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Những ngôi chùa độc đáo nhất thế giới


PDF. In Email


Tại những đất nước sùng bái đạo Phật, chùa chiền là chốn linh thiêng. Cũng vì vậy người ta không ngừng sáng tạo nên những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo và huyền bí. Và dưới đây là những ngôi chùa được đánh giá là có một không hai trên thế giới.
1. Hổ Huyệt Tự hay Thiền viện Taktshang Goemba của vương quốc Bhutan
alt
Vương quốc Bhutan được nhiều người biết đến hơn sau hôn lễ của cặp đôi diễn viên Lương Triều Vỹ và Lưu Gia Linh tổ chức tại đây. Bhutan là quốc gia Phật giáo và có lẽ cái tên Taktshang Goemba còn được mọi người biết đến nhiều hơn cả Bhutan.

Taktshang Goemba là tên ngôi chùa độc đáo nằm cheo leo tại khe núi Paro, cách 3000m so với mực nước biển. Theo truyền thuyết Guru Rinpoche - người được dân Bhutan gọi là đức Phật, đã cưỡi hổ bay đến ở trong hang động tại Paro ba tháng. Thế nên thiền viện này còn có một tên gọi khác là Hổ Huyệt Tự (tức nơi hổ ẩn náu). Phải nói thêm Guru Rinpoche là người đã đưa Phật giáo từ Ấn Độ vào Bhuta, chính vì mối liên hệ với Guru Rinpoche nên nơi đây được coi là chốn linh thiêng bậc nhất của vương quốc Bhutan.

Thiền viện Taktshang Goemba được xây dựng vào năm 1692, một trận hỏa hoạn đã làm hủy hoại thiền viện nghiêm trọng, cho đến năm 1998 Taktshang Goemba được xây dựng lại. Người ta nói rằng không phải ai cũng được phép vào trong chùa, các du khách cũng chỉ có thể đến và ngắm ngôi chùa này từ xa.

2. Bạch Long Tự hay còn gọi Chùa Bạch Long
alt
Chùa Bạch Long là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị của Thái Lan nằm tại tỉnh Chiang Rai. Toàn bộ ngôi chùa mang sắc trắng, cùng với vô vàn hình rồng uốn lượn đúng như tên gọi của nó bạch long tức là rồng trắng. Được biết rất nhiều kim loại bằng bạc đã được dùng để kiến tạo nên ngôi đền này, trong ánh sáng lung linh ngôi đền này đẹp hơn bao giờ hết. Chùa Bạch Long rất nổi tiếng dù trên thực tế nó chưa được xây dựng hoàn tất. Du khách và những tín đồ Phật giáo đều muốn được đến đây thắp hương cầu Phật vì tin rằng Bạch Long Tự vốn rất linh thiêng.

3. Chùa vàng Shwedagon của Myanmaralt
alt
Ngôi chùa Shwedagon nổi tiếng nằm tại thành phố Yangon đất nước Myanmar. Kiến trúc ngôi chùa là một thành tựu tuyệt vời của Myanmar. Chùa có chiều cao khoảng 100m nên đứng từ rất xa vẫn nhìn thấy những đỉnh tháp của ngôi chùa này. Ngôi chùa vàng này luôn tỏa sáng dù ở trong ánh sáng ban ngày hay ban đêm. Theo truyền thuyết thì ngôi chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ 11 và người ta đã sử dụng rất nhiều vàng và đá quý để xây dựng.

4. Angkor Wat - di sản văn hóa trứ danh của Campuchia
alt
Angkor Wat của Campuchia được xây dựng trong thế kỷ 12. Ban đầu đây là nơi thờ thần Visnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.

Hiền Thương (Theo Qian Long)

Những quần thể kiến trúc độc đáo nhất thế giới




Có đến hơn 1/4 dân số trên hành tinh của chúng ta theo các tôn giáo ở phương Đông, gồm các tôn giáo nổi tiếng như Phật giáo, Hindu, đạo Sikh, và đạo Lão. Loại hình kiến trúc đền tháp là cơ sở thờ tự duy nhất của các tôn giáo này khá đa dạng và phong phú. Từ các kiến trúc cổ xưa của quần thể đền tháp Ankor Wat đến kiến trúc hiện đại đặc sắc như Wat Rong Khun. Sau đây là những đền tháp có kiến trúc vô cùng độc đáo ở châu Á.
Thiền viện Taktshang Goemba - Bhutan
Thiền viện Taktshang Goemba, tọa lạc trên một vách đá núi hiểm trở nằm tại độ cao 914m so với bề mặt nước biển tại thung lũng Paro, là một trong những địa danh linh thiêng nhất ở Bhutan. Truyền thuyết kể rằng, có một vị Phật tên là Guru Rinpoche, đứng thứ hai sau Đức Phật Thích Ca, đã cưỡi một con cọp vân du đến sườn núi này, ngài đã thiền định tại một hang động được kiến tạo trong thiền viện.
Thiền viện này được xây dựng vào năm 1692 và được trùng tu vào năm 1998 sau một vụ hỏa hoạn. Ngày nay, thiền viện này không cho phép các du khách vãng lai được phép tới. Nó trở thành thiền viện hoành tráng và kỳ bí nhất thế giới.
Wat Rong Khun – Thái Lan

Ngôi đền Wat Rong Khun nằm ở Chiang Rai, Thái Lan không giống với bất kỳ ngôi đền Phật giáo nào trên thế giới. Toàn bộ ngôi đền toát lên một màu trắng tinh khiết, công trình kiến trúc này trang trí với những bức khảm vàng phản chiếu nét lung linh huyền ảo trong ánh nắng mặt trời, một phong cách kiến trúc đương đại khá đặc trưng.
Ngôi đền này là công trình nghệ thuật của một nghệ sĩ Thái Lan nổi tiếng tên là Chalermchai Kositpipat vẫn còn đang tiếp tục xây dựng ít nhất 90 năm nữa mới hoàn thiện. Điều đó cũng cho thấy, ngôi đền này sẽ cùng có thời gian xây dựng kỷ lục như kiến trúc Thánh đường Sagrada Familia ở Barcelona, Tây Ban Nha!.
Đền tháp Prambanan – Indonesia

Quần thể đền tháp Prambanan là một ngôi đền Hindu tọa lạc ở miền Trung Java, thuộc Indonesia. Nhóm đền này được xây dựng vào năm 850 sau Công nguyên, gồm tổng cộng 8 ngôi đền chính và khoảng 250 ngôi đền nhỏ hơn nằm bao bọc xung quanh.
Gần như tất cả các bức tường của nhóm đền tháp này được kiến tạo với những bức họa phù điêu chạm khắc khá sống động, thể hiện các truyền thuyết của vị thần Vishnu, các cuộc phiêu lưu của thần khỉ Hanuman, các truyền thuyết và thiên sử thi Ramayana. Mặc dù nhóm đền tháp này không phải là lớn nhất ở Indonesia, nhưng sự hiện diện của Prambanan đã làm nên nét đẹp huyền bí cho đảo quốc này.
Đền vàng Shwedagon - Myanmar
Không ai biết chính xác thời điểm ngôi đền Shwedagon ở Myanmar được xây dựng khi nào, các nhà khảo cổ chỉ cho biết là ngôi đền này có lịch sử từ 2.500 năm, nhưng cứ liệu chính xác nhất thì có lẽ nó được xây dựng trong khoảng các thế kỷ thứ VI và thế kỷ X.
Ngày nay, người ta nói “đền vàng” để chỉ đến lớp vàng lá được dát lên ngôi đền này. Vào thế kỷ XV, Nữ hoàng của người Môn đã dâng tặng vàng cho ngôi chùa này. Truyền thống hiến vàng vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay, hàng năm các Phật tử thường mang theo các phiến vàng lá để dát lên bề mặt các bức tường của ngôi đền.
Điều khâm phục nhất là ngọn tháp nhọn và mái vòm của ngôi đền được phủ đến trên 5.000 viên kim cương và 2.000 viên hồng ngọc (đặc biệt có một viên kim cương cực kỳ quý hiếm nặng đến 76 carat). Và trong ngôi đền này còn lưu giữ một quốc bảo linh thiêng nhất của Phật giáo, đó là 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
Đền Chion-in - Kyoto - Nhật Bản
Ngôi đền này được xây dựng vào năm 1234 sau Công nguyên, là nơi ở của nhà sáng lập hệ phái Phật giáo Jodo (Đất Lành), tên là Honen. Thủa ban đầu ngôi đền này có tổng cộng 21 tòa nhà nhưng trải qua các trận động đất và hỏa hoạn, hiện chỉ còn lại một ngôi đền duy nhất tồn tại từ thế kỷ XVII.
Du khách tham quan đền Chion-in buộc phải bước qua cánh cổng lớn nhất Nhật Bản, đó là cổng San-mon gồm có 2 tầng. Chuông của ngôi đền cũng lập một kỷ lục đáng “nể”, nặng 74 tấn và vào dịp tết Nguyên Đán, người ta cần tới 17 nhà sư mới có thể đánh được quả chuông này.
Một đặc điểm lý thú của đền Chion-in là tại khu vực đại sảnh có những tiếng hát lạ vang lên. Khu vực đại sảnh này gọi là “Uguisu-bari” hay “Sảnh Họa mi”, nơi đây lắp đặt những tấm ván lót sàn bằng gỗ, hay phát ra những tiếng kêu báo hiệu những người không phận sự chớ dại dột bước vào.
Đền tháp Borobudur - Indonesia
Quần thể đền tháp Prambanan là một ngôi đền Hindu tọa lạc ở miền Trung Java, thuộc Indonesia. Nhóm đền này được xây dựng vào năm 850 sau Công nguyên, gồm tổng cộng 8 ngôi đền chính và khoảng 250 ngôi đền nhỏ hơn nằm bao bọc xung quanh.
Gần như tất cả các bức tường của nhóm đền tháp này được kiến tạo với những bức họa phù điêu chạm khắc khá sống động, thể hiện các truyền thuyết của vị thần Vishnu, các cuộc phiêu lưu của thần khỉ Hanuman, các truyền thuyết và thiên sử thi Ramayana. Mặc dù nhóm đền tháp này không phải là lớn nhất ở Indonesia, nhưng sự hiện diện của Prambanan đã làm nên nét đẹp huyền bí cho đảo quốc này.
Đền thần Vishnu Srirangam - Ấn Độ

979_7_1.jpg

Angkor Wat, Angkor Thom và đền Bayon - Campuchia
979_8.jpg
Angkor Wat và Angkor Thom không phải là ngôi đền lớn trong lịch sử, nhưng nó đã từng được Hollywood sử dụng làm hình mẫu trong các siêu phẩm điện ảnh. Angkor Wat được xây dựng vào đầu thế kỷ XII tại Campuchia. Lúc đầu đây là nơi thờ tự của đạo Hindu, chủ yếu thờ thần Vishnu. Trong khoảng các thế kỷ XIV hay XV, là thời kỳ mà Phật giáo truyền bá khắp châu Á thì Angkor Wat trở thành ngôi đền Phật giáo khá nổi tiếng.
Thế giới chỉ biết về Angkor Wat khi vào thế kỷ XVI, có một nhà sư người Bồ Đào Nha viếng thăm ngôi đền này và đã hùng hồn mô tả: “Thật khó có thể viết lên những gì để nói lên vẻ đẹp thanh thoát và hùng vĩ của Angkor Wat, và cũng không có công trình kiến trúc nào trên thế giới như Angkor Wat. Những tòa tháp cao ngất là những gì mà con người có thể vinh danh để nhìn ngắm nó”.
Du khách tham quan Angkor Wat thường tham quan cả Angkor Thom và đền Bayon. Hai công trình kiến trúc này nói lên giá trị văn hóa rực rỡ của đế quốc Khmer xa xưa.   
source : phoquang.org

    10 đền, chùa nổi tiếng thế giới


                1. Hổ Huyệt Tự hay Thiền viện Taktshang Goemba - Vương quốc Bhutan 
    Taktshang là thiền viện nổi tiếng nhất ở Bhutan, nằm chênh vênh trên vách đá ở độ cao 3.120m, cao hơn 700m so với vùng thung lũng Paro, cách thị trấn huyện Paro khoảng 10km. Theo truyền thuyết Guru Rinpoche - người được dân Bhutan gọi là đức Phật, đã cưỡi hổ bay đến ở trong hang động tại Paro ba tháng. Thế nên thiền viện này còn có tên gọi khác là Hổ Huyệt Tự (tức nơi hổ ẩn náu).
    Trong lịch sử, Guru Rinpoche là người đã đưa Phật giáo từ Ấn Độ vào Bhutan, chính vì mối liên hệ với Guru Rinpoche nên nơi đây được coi là chốn linh thiêng bậc nhất của vương quốc Bhutan. Thiền viện Taktshang Goemba được xây dựng vào năm 1692. Một trận hỏa hoạn đã hủy hoại thiền viện này nghiêm trọng, cho đến năm 1998 Taktshang Goemba được xây dựng lại.
    Thiền viện này bao gồm tất cả 7 ngôi đền. Tuy nhiên, toàn bộ công trình kiến trúc này chịu ảnh hưởng của một số ngọn núi lửa gần đó và mới đây đã trải qua một cuộc trùng tu. Để lên được Taktshang, người ta thường đi bộ hoặc cưỡi la.

             2. Thiền viện XuânKong

     

    Tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc cách 500 km về phía tây nam của Bắc Kinh có thiền viện Xuân Kong Si, từ thế kỷ thứ 5, hay còn gọi là “chùa treo” vẫn đứng sừng sừng dù đã trải qua 1400 năm tuổi cũng như không ít trận động đất. Các tòa nhà được xây áp lưng vào dãy núi đá và liên kết với nhau bởi các cây cầu và đường đi bộ. Phần nhô ra của ngôi chùa được chống đỡ bởi các cột gỗ, ngay phía bên dưới ngôi chùa là một con sông.
    3. Quần thể Popataungkalat – Myanmar
     
    Ngôi chùa Popa Taungkalat (ở Myanmar) nằm ở độ cao 823 mét so với mặt nước biển và ngay trên miệng một ngọn núi lửa (đã tắt). Bạn có thể ngắm nhìn ngôi chùa tuyệt đẹp này ở khoảng cách xa hàng dặm.
    4. Quần thể Gompa Phugtal - Ấn Độ
     
    Tọa lạc trên dãy núi Himalaya hùng vĩ, một trong những tu viện cô lập nhất của khu vực, các Gompa Phugtal của Ladakh ngày trở lại vào đầu thế kỷ 12. Nằm ở vùng Zanskar, Ấn Độ, các Tu viện Phugtal đứng ở cửa một hang động khổng lồ. Các hang động nằm trên mặt trước của một hẻm núi khổng lồ, mà còn là một lối đi cho một nhánh lớn của sông miền Nam Lungnak (Lingti-Tsarap). Một số nhà nguyện nằm bên trong khuôn viên của các Gompa Phugthal. Các bức tranh tường cũng như đồ trang trí trần nhà, adorning nhà nguyện, mang nhãn hiệu ảnh hưởng nghệ thuật và iconographic của Ấn Độ. Tu viện còn là nơi cư trú cho khoảng 40 nhà sư.

    5. Quần thể Bagan(Pagan)- Burma

     

    Nằm giữa miền trung Myanmar dưới khí hậu nóng như chảo lửa là Bagan, hay còn được biết đến với tên Pagan - một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất Đông Nam Á.
    Bagan tập trung các kiệt tác kiến trúc nguy nga, đồ sộ thuộc 2 thế kỷ và sánh ngang với hai quần thể đền tháp Phật giáo vĩ đại là đền Angkor Wat của Campuchia và đền Borobodur tại miền trung đảo Java, Indonesia. Bagan có tới 2217 ngôi đền chùa vẫn tồn tại và 2000 công trình đã bị phá hủy. Bagan đã từng là thủ đô của Myanmar trong vòng 230 năm, giữa thế kỷ 11 và 13.
    6. Pram banan, Indoneisia

     
    Prambanan là một ngôi đền Hồi giáo ở miền Trung JavaIndonesia. Ngôi đền được xây dựng vào năm 850 CE, gồm có 8 điện thờ chính và 250 điện thờ nhỏ ở xung quanh.
    Hầu hết tất cả các bức tường của ngôi đền được trang trí khắc hình phù điêu tinh tế, thuật lại những câu chuyện hóa thân của Vishnu, cuộc phiêu lưu của Hanuman vua Monkey, các sử thi Ramayana và những truyền thuyết khác.
    7. Chùa Kinkaku-j – Nhật Bản
     
    Chùa Kinkakuji - Chùa Vàng còn có một tên gọi khác là Chùa ROKUONJI nằm phía Tây Bắc của Kyoto. Quần thể chùa được xây vào năm 1393 và dùng làm nơi nghỉ ngơi cho Tướng quân Yoshimitsu Ashikaga (1358- 1408).
    Chùa vàng nổi tiếng tới mức được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy tại các trường học trên khắp nước Nhật và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới tuy nhiên từ năm 1950 một tiểu tăng đã đốt cháy toàn bộ chùa cùng với 6 di sản văn hóa quan trọng trong chùa. Năm 1955 chùa được xây dựng lại nhưng cũng từ đó chùa không còn được coi là Quốc bảo nữa. Diện mạo hiện nay của chùa Vàng có từ năm 1955 và được dát lại vàng trong lần tu phục vào năm 1987.
    Một điểm nhấn biểu trưng cho uy thế và quyền lực của vị tướng là trần của tầng thứ 3 được bọc bởi các lá vàng mỏng. Ngày nay, toàn bộ ngôi chùa ngoại trừ tầng trệt đều được bọc bằng những lá vàng nguyên chất, khiến cho ngôi chùa có giá trị vô cùng lớn. Chùa vàng cũng chính là một biểu tượng có giá trị về tinh thần, đã từng là một Shariden (Đền Xá lị) - di tích của Phật giáo.
    8. Chùa vàng Shwedagon – Myanmar
     
    Không ai biết chính xác ngôi chùa Shwedagon Paya ở Myanmar được xây dựng khi nào - theo truyền thuyết kể rằng ngôi chùa đã có 2.500 năm tuổi mặc dù các nhà khảo cổ ước tính rằng ngôi chùa được xây dựng giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 10.
    Nói đến chùa Shwedagon, vàng có nghĩa là được dát vàng! Trong thế kỷ 15, một nữ hoàng của dân tộc Môn đã ban tặng khối lượng vàng bằng với trọng lượng sức nặng của mình cho ngôi đền. Truyền thống này vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay, nơi người hành hương thường tiết kiệm tiền trong nhiều năm để mua những gói lá vàng nhỏ để dát vào các bức tường ngôi đền. Các chóp của ngôi tháp và mái vòm được bao phủ với hơn 5.000 viên kim cương và hồng ngọc 2.000 (có cả một viên kim cương 76 carat ở trên đỉnh!). Và Ngôi chùa này là một trong những di tích thiêng liêng nhất trong Phật giáo: thờ tám xá lợi của Đức Phật.
    9. Chùa vàng Harmandir-Sahib - Ấn Độ
     
    Harmandir Sahib (có nghĩa là nơi cư trú của thần), hoặc chỉ đơn giản là Golden Temple ở Punjab, Ấn Độ là nơi linh thiêng nhất của đạo Sikhism (còn gọi là Tích-khắc giáo.) Đối với người Sik, thì ngôi đền vàng tượng trưng cho tự do vô hạn và độc lập về tinh thần. Nơi xây dựng ngôi chùa bắt đầu với một hồ nước nhỏ, yên tĩnh mà ngay cả Đức Phật cũng đến nơi đây để hành thiền. Hàng ngàn năm sau, Guru Nanak, người sáng lập ra đạo Sikhism cũng đã sống và hành thiền gần hồ.
    Ngôi đền vàng bắt đầu xây vào những năm 1500, do vị Guru thứ tư của đạo Sikh. Đền thờ chính là tác phẩm điêu khắc trang trí bằng đá cẩm thạch, mạ vàng, và bao gồm trong đá quý.
    10. Chùa Bạch Long – Thái Lan
     

    Wat Rong Khun hiện tại là một ngôi chùa Phật giáo có kiến trúc rất độc đáo ở tỉnh Chiang Rai, Thái Lan. Ngôi chùa chỉ toàn màu trắng nằm ở phía Bắc Thái Lan này đã trở thành biểu tượng văn hóa của quốc gia và thu hút ngày càng đông đảo du khách tới thăm.

    Chùa được thiết kế bởi Chalermchai Kositpipat. Công trình bắt đầu xây dựng năm 1998 và hoàn thành vào năm 2008.
              Wat Rong Khun có sự khác biệt so với bất kỳ ngôi chùa nào khác ở Thái Lan do khu chính điện linh thiêng được thiết kế sử dụng sắc trắng bằng cách lắp một hệ thống kính trắng bao bọc xung quanh. Màu trắng là biểu tượng cho sự thuần khiết của Đức Phật, còn kính trắng tượng trưng cho sự thông thái, mà những điều này "tỏa sáng rực rỡ khắp nơi trên trái đất và trong vũ trụ".
    Ngô Hương (tổng hợp)
    http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/256/0/1706/10_den_chua_noi_tieng_the_gioi
    Nguon: 

    Những pho tượng Phật nổi tiếng nhất Thế giới


    Các công trình kiến trúc Phật giáo không chỉ là di sản của nhân loại mà còn là những địa danh du lịch tâm linh thu hút hàng triệu du khách thập phương mỗi năm như 10 kiến trúc Phật giáo dưới đây vừa được tạp chí trực tuyến Touropia bình chọn và giới thiệu.
    1. Đại tượng Phật Leshan Giant BuddhaTrung Quốc - Tứ Xuyên, Trung Quốc.
    Nhung pho tuong Phat noi tieng nhat The gioi

    Tượng Phật Leshan Giant Buddha hay Đại tượng Phật Lạc Sơn là bức tượng khổng lồ chạm khắc trực tiếp vào quả núi đá vĩ đại ở tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Trung Quốc. Tượng mô tả Phật Di Lặc (Maitreya hay Bodi Sattra) ở tư thế ngồi có chiều cao 71m, riêng các ngón tay có độ dài tới 3m. Tượng Phật Leshan Giant Buddha được xem là bức tượng Phật vĩ đại nhất khắc trong núi đá của nhân loại hiện nay.    

    2. Tượng Phật Emerald Buddha, Thái Lan


    Nhung pho tuong Phat noi tieng nhat The gioi

    Đây là bức tượng khoác y phục bằng vàng đặt trong chùa Wat Phra Kaew (Chùa Phật Ngọc), trong khuôn viên Hoàng gia Grand Palace của Thái Lan. Bức tượng nổi tiếng bởi nó được chế tác từ đá ngọc xanh nguyên khối. Tượng có 3 bộ y phục bằng vàng được nhà vua Thái Lan thay vào các dịp lễ hội theo quy định.

    3. Đại tượng Phật Daibutsu - Nhật Bản


    Nhung pho tuong Phat noi tieng nhat The gioi

    Kotoku-in là ngôi chùa Phật nổi tiếng của trường phái Jodo Shu Sect (Tịnh Thổ Tông) ở thành phố Kamakura (Nhật Bản). Trong đó có bức tượng phật Daibutsu ngồi, cao 13m, nặng 93 tấn bằng đồng rỗng. Nguyên thủy, tượng được đặt trong chùa bằng gỗ, nhưng ngôi chùa này đã bị phá hủy bởi sóng thần hồi thế kỷ thứ 15 và để lại bức tượng tại vị trí vốn có của nó như hiện nay.
    4. Bức tượng Phật nằm - chùa Wat Pho, Bangkok Thái Lan

    Nhung pho tuong Phat noi tieng nhat The gioi

    Là kiến trúc Phật giáo nổi tiếng ở chùa Wat Pho, Bangkok (Thái Lan). Bức tượng nằm nghiêng dài 46m, cao 15m. Đôi mắt và bàn chân được trang trí ngọc trai thể hiện 108 đức tính cao quý của Đức Phật.

    5. Tượng Phật Ushiku Daibutsu - Ushiku, Nhật Bản
    Nhung pho tuong Phat noi tieng nhat The gioi
    Ushiku Daibutsu (Tượng phật Di Đà) tọa lạc tại thành phố Ushiku, Nhật Bản là một trong những ngôi tượng Phật cao nhất thế giới hiện nay, cao 120m, kể cả bệ 10m, đài sen 10m. Công trình chính thức được hoàn thành vào năm 1995 và được xem là điểm đến du lịch tâm linh, thực hành tín ngưỡng nổi tiếng thế giới hiện nay.

    6. Tượng Gia Vihare - Sri Lanka

    Nhung pho tuong Phat noi tieng nhat The gioi

    Đây là kiến trúc Phật giáo nổi tiếng thế giới được xây dựng tại Polonnaruwa, một trong những cái nôi của Phật giáo thế giới ở Sri Lanka. Tiêu điểm của ngôi chùa này là 4 bức tượng Phật được chạm khắc vào tảng đá granit khổng lồ, trong số này có bức tượng nằm nghiêng dài tới 14m và một bức khác dựng đứng cao 7m.

    7. Đầu tượng Phật ở Ayutthaya - Thái Lan


    Nhung pho tuong Phat noi tieng nhat The gioi

    Cố đô Ayutthaya của Thái Lan được xem là quê hương của những tác phẩm tôn giáo rất đặc biệt, nhất là tượng Phật. Trong những di tích còn sót lại có chùa Wat Mahathat (Chùa Đại Di tích) lưu phần đầu của một bức tượng Phật làm từ đá sa thạch, phần còn lại của tượng đã bị thất lạc. Đặc biệt, chiếc đầu tượng Phật này nằm kẹt trong rễ và dây leo của một cây cổ thụ.

    8. Tượng Monywa Buddhas - Myanmar

    Nhung pho tuong Phat noi tieng nhat The gioi

    Monywa là thành phố sầm uất ở miền Trung Myanmar nằm bên bờ sông Chindwin hùng vĩ, nhưng ở đây còn nổi tiếng hơn bởi bức tượng Phật nằm nghiêng Monywa Buddhas rất vĩ đại. Tượng Monywa Buddhas có chiều dài 90m, riêng phần đầu cao tới 1,8m, được xây dựng năm 1991 bên trong rỗng cho phép du khách có thể khám phá đi từ trong ra ngoài và lên tới đỉnh.

    9. Tượng Tian Tan Buddha - Hồng Kông
    Nhung pho tuong Phat noi tieng nhat The gioi

    Tượng Tian Tan Buddha (Tượng Đại Phật Thiên Tân) được người dân Đảo Lantau (Hong Kong, Trung Quốc) gọi là Đại Phật. Tượng được làm từ vật liệu đồng nguyên chất, khánh thành năm 1993. Sở dĩ nó mang tên gọi Thiên Tân là vì nó được dập khuôn y trang một bức tượng tương tự của chùa Thiên Đường ở thủ đô Bắc Kinh. Tượng được xây dựng trên tòa sen cao 34m, tay phải của Đức Phật nâng lên để gỡ bỏ mọi tai ương, đau buồn cho nhân loại còn tay trái để trên đầu gối, tượng trưng cho niềm hạnh phúc của chúng sinh.

    10. Tượng Phật Hussain Sagar Buddha


    Nhung pho tuong Phat noi tieng nhat The gioi

    Đây là bức tượng Phật khổng lồ xây dựng tại chính tâm của một chiếc hồ nhân tạo thuộc thành phố Hyderabad, Ấn Độ. Tượng cao 17m nặng tới trên 320 tấn. Đây là bức tượng Phật đá nguyên khối lớn nhất, nổi tiếng nhất Ấn Độ, nó được nhiều nghệ nhân tham gia chạm khắc từ một khối đá duy nhất.

    Việt Báo (Theo YeuDuLich.vn)

    HAI BỨC TƯỢNG PHẬT LỚN NHẤT THẾ GIỚI


    Bức tượng Đức Phật A Di Đà cao 120m lớn nhất Thế giới
    Khi nói đến Nhật Bản, người ta thường nghĩ rằng đó là một đất nước công nghiệp phát triển có nhiều đồ điện tử và xe hơi, một đất nước có bộ quần áo truyền thống đẹp nổi tiếng mang tên Kimono, ít ai có thể hình dung được ở Nhật Bản, một đất nước của Phật giáo, có nhiều tượng phật lớn, đặc biệt có bức tượng phật rất lớn mang tên Ushiku Daibutsu (Ngưu Cửu Đại Phật) đạt kỷ lục lớn nhất thế giới đã được ghi trong Guiness Book of Records, và là một trong những kỳ quan của thế giới.
    Bức đại tượng Phật Ushiku Daibutsu của Nhật Bản được xây dựng hơn 10 năm, và đạt kỷ lục là bức tượng Phật lớn nhất thế giới năm 1996. So với bức tượng Phật ở thành phố Lý Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, bức tượng dựa lưng vào vách núi, bề ngang 28m và cao 71m đã từng một thời được coi là bức tượng (bằng đá) lớn nhất thế giới thì bức tượng Ushiku Daibutsu của Nhật Bản hơn cả về độ cao lẫn sự hiện đại. Những thông số chính của đại tượng Phật Ushiku như sau:
    Tổng chiều cao: 120m
    Trọng lượng tổng thể: 4000 tấn
    Ðộ vươn của tay trái: 18.0m
    Chiếu cao của đầu: 20.0m
    Chiều dài của mắt: 2.5m
    Chiều dài của miệng: 4.0m
    Chiều dài của mũi: 1.2m
    Chiều dài của tai: 10.0m
    Chiều dài ngón tay trỏ: 7.0m
    Đại tượng Phật Ushiku nằm ở thành phố Ushiku của tỉnh Ibaraki, một tỉnh nằm về phía đông bắc của Tokyo. Từ Tokyo bạn có thể đáp tàu điện đường Joban đến ga Ushiku rồi đi tắc-xi mất khoảng 15 phút, nếu bạn ra cửa phía đông của ga Ushiku bạn có thể đi xe buýt mất khoảng 30 phút. Đại tượng Phật Ushiku được xây dựng thành một công trình kiến trúc hiện đại. Khi bạn đến gần khu bức tượng này bạn sẽ nhìn thấy một ông Phật đứng sừng sững cao chọc trời (xem ảnh) giữa một khu vực có rất ít nhà cao tầng. Đại tượng Phật Ushiku vĩ đại này được ghép từ 6000 phiến đồng thiếc (seido, thanh đồng) có độ bền cao. Trong lòng bức tượng được trang trí rất hiện đại có thang máy (lift) từ mặt đất lên đến độ cao 85 mét. Tượng Phật có 5 tầng với tên gọi như sau:
    Tầng 1: Thế giới ánh sáng (Quang Thế Giới,  Hikari no Sekai, Infinite Light and Infinite Life)
    Tầng 2: Thế giới đền ơn báo đức (Tri Ân Báo Đức Thế Giới, Chion Hodoku no Sekai, World of Gratitude and Thanksfulness)
    Tầng 3: Thế giới đài hoa sen (Liên Hoa Táng Thế Giới: Rengezo no Sekai, World of the Lotus Sanctuary)
    Tầng 4, 5: Không gian núi Linh Ưng (Linh Ưng Sơn Gian: Ryojyusen no Aida, Room of Mt. Grdhrakuta)
    Khi bạn vào trong lòng tượng phật (vé vào thăm cả khu tượng phật này 800 yên), bước vào tầng một bạn sẽ gặp một cảnh ánh sáng mờ ảo với nhiều màu sắc và âm thanh du dương huyền diệu, bạn sẽ có cảm giác như đang đi vào cõi phật. Người hướng dẫn sẽ giới thiệu cho bạn về cấu trúc của tầng một và ý nghĩa của “Thế giới ánh sáng”, đó là không gian tạo nên cảnh quan “thế giới tịnh” của A Di Đà Như Lai (Ajidanyorai). Tiếp theo đó, người hướng dẫn sẽ dẫn bạn vào thang máy để lên tầng trên.
    Nếu bạn lên tầng hai với tên là “Tri Ân Báo Đức Thế Giới”, đó là nơi bạn có cảm giác như đang cầu nguyện để đền ơn và cảm tạ tới A Di Đà Như Lai. Tiếp lên tầng ba, bạn sẽ như lạc vào “miền cực lạc” (Cực Lạc Tịnh Thổ, Kyokuraku Jodo) trong cõi phật. Và ở tầng bốn, tầng năm bạn sẽ được ngắm không gian “Linh Ưng Sơn”, bạn có thể nhìn quang cảnh xung quanh vùng Ushiku qua bốn cửa sổ ở bốn phương đông tây nam bắc. Cuối cùng bạn có thể mua được những đồ vật làm quà lưu niệm cho bạn bè.
    Khi bạn tới thăm khu đại tượng phật Ushiku, bạn còn có thể ngắm nhiều công trình khác trong khu khuôn viên của đại tượng Phật. Dành cho các bạn khám phá thêm những điều lý thú của vùng Ushiku.
    Khi đến Nhật Bản, bạn còn có thể đến thăm những nơi danh lam thắng cảnh có đại tượng phật khác như đại tượng Phật Nara (được xây dựng năm 752) nằm ở Chùa Đông Đại (Todaiji, Đông Đại Tự) thành phố Nara, tỉnh Nara. Đại tượng Phật Nara có chiều cao 14,98m, nặng 252 tấn, và so với đại tượng Phật Ushiku thì rất nhỏ bé, người ta hình dung có thể đem đặt đại tượng Phật Nara gọn gàng trên lòng bàn tay trái của đại tượng Phật Ushiku.
    Một công trình khác thuộc kỳ quan của Nhật Bản là đại tượng Phật Kamakura, thuộc tỉnh Kanagawa, tỉnh phía nam của Tokyo. Bức tượng Kamakura được làm bằng đồng thau từ năm 1246, có chiều cao 11,31m, nặng 121 tấn. Hiện nay người ta đang tu sửa lại bức tượng này.
    Nếu bạn dành thời gian và có thú vui thăm các đại tượng phật ở Nhật, bạn còn có thể ngắm được một số bức tượng phật khác như tượng Phật Takaoka (cao 5,0m) tỉnh Toyama được làm năm 1221, bức tượng Phật Kamagaya (chiều cao tượng 1,8m, chiều cao của bệ 2,46m) thuộc tỉnh Chiba được làm năm 1776, bức tượng phật Gifu (cao 13,7m) được làm năm 1832 tại tỉnh Gifu, bức tượng phật Hyogo (tổng chiều cao 7,0m) được làm năm 1944 (năm Chiêu Hòa thứ 19) tại tỉnh Hyogo. Bạn cũng có thể tới thăm một số tượng phật khác trên toàn đất nước mặt trời mọc.
    Gần đây Ấn Độ, quê hương của Phật tổ, đã quyết định chi ngân sách cho việc xây dựng một bức tượng phật bằng đồng thiếc cao to hơn bức tượng Ushiku của Nhật Bản. Theo báo AFP, pho tượng bằng đồng thiếc này dự kiến sẽ cao 152,4 mét, và được trưng bày trong một công viên ở thị trấn Kushinagar, bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ (nơi Đức Phật nhập đại niết bàn khoảng 2,5 nghìn năm trước). Sau khi bức tượng của Ấn Độ này được hoàn thành, sẽ lớn hơn đại tượng Phật Ushiku của Nhật
    The enemy is not the other. The enemy is you. (J.K)
    Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm 108 mét, ba mặt.
    Hải Nam là tỉnh tận cùng ở phía nam Trung Quốc. Do các quần đảo Hải Nam, Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa, Hoàng Nham và hải phận với những đảo ngầm v.v.. hợp thành. Diện tích đất liền của toàn tỉnh là 34 ngàn cây số vuông, hải phận có diện tích là 2.1 triệu cây số vuông, bờ biển dài 1528 cây số, dân số có hơn 7 triệu người. Những địa hạt quản lý gồm Hải Khẩu, Tam Á v.v..có 7 thành phố, 5 quận, 7 quận tự trị và các trụ sở đại diện cho các quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa.
    Ðảo Hải Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa dài và không có mùa đông, quanh năm nóng bức, mưa nhiều. Mùa nóng và mùa ướt rất rõ rệt. Nhiệt độ quân bình hằng năm là 250, lượng mưa hằng năm là 1640 mm.
    Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh rất dồi dào, được gọi là , là vùng rừng nhiệt đới mưa nhiều, là nơi có rừng nhiệt đới mưa mùa. Toàn tỉnh có hơn 4700 loại thực vật và hơn 500 loại động vật. Trong đó bao gồm khỉ tay dài mão đen, và loài nai quý giá hiếm có trên thế giới. Tài nguyên thủy sản vô cùng phong phú, là cứ địa của các nghề biển nhiệt đới Trung Hoa.
    Ngành du lịch của Hải Nam đa dạng: mặt trời chiếu soi, rừng dừa xanh biếc, bến cảnh mỹ lệ, bãi tắm thiên nhiên, bãi cát mịn màng, gió biển ẩm ướt. Ðủ để làm cho tất cả các du khách ở mọi nơi thưởng thức được một thứ tình cảm nóng bỏng và hứng thú thuần hậu hoang dã.
    Tạo Tượng Duyên Khởi
    Nam Sơn nằm phía Tây Nam của thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam Trung Quốc, xưa là Kình Sơn, tương truyền do Ngài Quán Âm khi tuần du Nam Hải đoan tọa trên lưng cá kình vàng mà hóa thành và cũng do hình thái thù thắng của núi nên được liệt vào một trong tám cảnh đẹp nhất thời cổ đại. Ngài Giám Chân khi đông độ và Không Hải lúc tây lai đều dừng ở Nam sơn là hai sự kiện đại biểu cho nền giao lưu văn hóa giữa Trung Hoa và Nhật Bản. Nam Sơn được Phật giáo xem là vùng đất được đầy nhân duyên thù thắng của Phước Trí.
    Nguyện thứ hai trong 12 thệ nguyện của Quan Âm bồ tát là : "Thường cư Nam Hải". Nam Sơn nằm ven biển nam hải Trung Quốc, thế nên cung kính tạo dựng Thánh tượng Quán Âm vừa khế hợp với nghĩa lý Phật giáo, vừa tương đương phù hợp với đại nguyện của Bồ Tát.
    Sự xây dựng Thánh tượng Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm liên hợp với Nam Sơn Tự sẽ khiến vùng đất Nam Sơn trở thành thắng địa cho công cuộc hoằng dương văn hóa Phật giáo mang đầy ý nghĩa sâu xa và là nhân tố quan trọng khai thác văn hóa Phật giáo trên toàn phương diện, thâm hóa nền giao lưu giữa ngành văn hóa và ngành du lịch của vùng Ðông nam Á, xúc tiến phát triển hòa bình thế giới.
    Hòa Bình Trí Huệ Từ Bi
    Trung Quốc . Hải Nam . Tam Á
    Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm 108 m.
    Căn cứ theo chương trình xác định vị trí , lấy quan điểm sáng tác của làm chỉ đạo, rất nhiều giáo thọ và chuyên gia trứ danh của Phật giáo, giới mỹ thuật, điêu khắc nặn tượng và kiến trúc đã hợp lại thành văn phòng sáng tác tượng Quán Âm. Dày công điều tra và nghiên cứu, luận chứng nhiều lần, trước sau có hơn mười lần thay đổi, cuối cùng mới tuyển chọn phương án tạo tượng Quán Âm nhất thể hóa tam tôn. Phương án đó biểu trưng tính độc sáng tượng Hải thượng Quán Âm qua ba điểm: độ cao trên mặt biển là 108m, hình tượng là một tượng hóa ba thân cùng với Viên thông bảo điện rống 15 ngàn m2 bảo điện trên mặt biển.
    Tinh thần tượng trưng của Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm là thế giới phương đông.
    Thánh tượng Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm cao 108m đã được cục Tôn giáo Trung quốc chính thức phê chuẩn kiến thiết một tượng đại Phật lần đầu tiên lộ thiên trên mặt biển. Lấy chương trình phát triển Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm đó làm trọng tâm khởi điểm tập hợp Phật giáo, văn hóa và du lịch thành một thể. Ðược các giới xã hội ca ngợi là công trình Phật giáo, văn hóa và du lịch , ưu tiên đưa vào mục phát triển ngành du lịch Trung Quốc.
    Thánh tượng Nam Sơn Hải Thượng Quán Âm cao 108m đoan lập sừng sững vững chắc trên một Kim Cương Châu có đường kính 120m trên mặt sóng biển (gọi là đảo Quán Âm). Một pho tượng Quán Âm được tạo hình . Bảo tượng trang nghiêm, chân đạp trên bảo tòa với một trăm lẽ tám cánh hoa sen, dưới Kim Cương tòa là Kim Cương đài, trong Kim Cương đài là Viên Thông Bảo Ðiện với diện tích 15 ngàn m2. Kim Cương Châu được nối liền bờ bởi một cây cầu Phổ Tế dài 280m, đồng thời một quảng trường Quán Âm với diện tích 60 ngàn m2 hai bên là vườn hoa, tạo thành khu vực cộng đồng địa điểm với diện tích ba trăm ngàn m2.
    Nguon: http://chuaminhthanh.com/web/thegioi/p2_articleid/221


    Cố đô Bagan cổ kính và tráng lệ


    Bagan từng là thủ đô của Myanmar trong suốt 230 năm. Hiện nơi đây còn lưu giữ được hơn 2.000 ngôi đền chùa. Những di tích còn sót lại của Bagan có thể sánh ngang với hai quần thể đền tháp nổi tiếng là đền Angkor Wat của Campuchia và đền Borobodur ở miền trung đảo Java, Indonesia. Ảnh trên Asia Travel.
    >> Trong lòng hồ Inle

    Bagan nằm trải rộng khắp dải đồng bằng khô cằn bên dòng sông Ayeyarwady thơ mộng, nằm giữa miền Trung Myanmar dưới khí hậu nóng như chảo lửa. Tuy có nhiều đền chùa, nhưng tất cả các công trình của Bagan chỉ nằm trong diện tích 42 km2.
    Bagan nằm trải rộng khắp dải đồng bằng khô cằn bên dòng sông Ayeyarwady thơ mộng, nằm giữa miền Trung Myanmar dưới khí hậu nóng như chảo lửa. Tuy có nhiều đền chùa, nhưng tất cả các công trình của Bagan chỉ nằm trong diện tích 42 km2.
    Đền Payathonzu Temple được xây dựng theo phong cách Môn. Đây là một trong những ngôi đền Phật giáo nổi tiếng ở Bagan với màu sắc vàng rực mỗi khi hoàng hôn buông xuống
    Đền Payathonzu Temple là một trong những ngôi đền Phật giáo nổi tiếng ở Bagan với màu sắc vàng rực mỗi khi hoàng hôn buông xuống
    Đền Bagan Ananda cổ kính với màu bạc xám nhưng nổi bật với mái vòm vàng rực như thách thức cùng năm tháng
    Đền Bagan Ananda cổ kính với màu bạc xám nhưng nổi bật với mái vòm vàng rực như thách thức cùng năm tháng.
    Bên trong đền Ananda.
    Bên trong đền Ananda.
    Đỉnh Popa là một ngọn núi lửa chết. Đỉnh Popa vô cùng nổi tiếng với ngôi đền rộng lớn được xây dựng trên độ cao 1.500m. Bao xung quanh núi là đường lên ngôi đền.
    Đỉnh Popa vô cùng nổi tiếng với ngôi đền rộng lớn được xây dựng trên độ cao 1.500m. Đường lên ngôi đền chạy quanh núi.
    Dù bị hư hại nhiều theo thời gian nhưng cổng Tharabha vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm.
    Dù bị hư hại nhiều theo thời gian nhưng cổng Tharabha vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm.
    Đền Thatbyinnyu nằm trên đỉnh núi cao.
    Đền Thatbyinnyu nằm trên đỉnh núi cao.
    Toàn cảnh Bagan với những ngôi đền cổ kính nằm xen kẽ giữa những lùm cây xum xuê.
    Toàn cảnh Bagan với những ngôi đền cổ kính nằm xen kẽ giữa những lùm cây xum xuê.
    Lối đi lên ngôi đền Burma cao vời vợi được xây bằng gạch đỏ.
    Lối đi lên ngôi đền Burma cao vời vợi được xây bằng gạch đỏ.
    Tòa tháp dưới ánh trăng rằm.
    Tòa tháp dưới ánh trăng rằm.
    Ngôi đền cổ kính.
    Ngôi đền cổ kính.
    Để ngắm nhìn toàn cảnh Bagan, du khách thường lựa chọn khinh khí cầu làm phương tiện di chuyển cho mình.
    Để ngắm nhìn toàn cảnh Bagan, du khách thường lựa chọn khinh khí cầu.
    Linh Phạm