Chùa Bửu Minh Gia Lai - Phật giáo và Thời đại

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Đỉnh cao của Phật Giáo Nhật Bản nghệ thuật điêu khắc tượng Quán Thế Âm Bồ Tát


Thích Minh Thông biên tập
(chuaminhthanh.com)Bồ tát Quán Thế Âm với hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn, nghe tiếng kêu cứu của chúng sanh mà Ngài ứng thân thị hiện để cứu độ, với tâm nguyện cứu khổ độ mê, giúp chúng sanh tu tập Phật Pháp chuyển mê khai ngộ, minh tâm kiến tánh. Do thành tựu pháp môn tu "Phản Văn Văn Tự Tánh" tức là tu tập giác ngộ tự tâm rồi cứu độ chúng sanh, nên Ngài được tôn xưng là Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ tát.
Quán Thế Âm Bồ tát: tiếng Phạm gọi là avalokite’svara, dịch âm là A Bạc Chỉ Để Thấp Phạt La. Bổn nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát là lấy Từ Bi để cứu giúp chúng sanh. Còn gọi là Quang Thế Âm Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Quán Tự Tại Bồ tát, Hiện Âm Thanh Bồ tát… gọi tắt là Quán Âm Bồ tát, hay còn có tên gọi khác là Cứu Thế Bồ tát, Cứu Thế Tịnh Thánh, Thí Vô Úy, Đại Bi Thánh Giả, Liên Hoa Thủ Bồ tát, Viên Thông Đại Sĩ… Quán Thế Âm Bồ tát đã sớm thành Phật trong quá khứ hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai.
Phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa thuyết rằng: Bồ tát vì lợi ích chúng sanh trong cõi Ta Bà thế giới, nếu chúng sanh thọ khổ mà nhứt tâm xưng danh hiệu Ngài thì lập tức Quán Thế Âm Bồ tát theo tiếng kêu mà đến cứu thoát, nếu có mong cầu việc gì thì cũng được như vậy. Để nhiếp hóa chúng sanh, Ngài còn có thể thị hiện thân Phật, Tỳ Kheo, Ưu bà tắc, Dạ xoa…cho đến 33 thân. Hình tượng nổi tiếng phổ biến nhất của Quán Thế Âm Bồ tát là hiện thân người nữ, tay cầm tịnh bình dương liễu dùng cam lộ rưới nhuận xoa dịu khổ đau của chúng sanh.
http://chuaminhthanh.com/web/dieukhac/p2_articleid/614