Chùa Bửu Minh Gia Lai - Phật giáo và Thời đại

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

ĐÀ THÀNH CÓ CHÙA LINH ỨNG

http://chuabuuminh.vn/
 Tới lui không biết bao bận, nhìn ngắm nghẫm nghĩ, rồi mần cái entry ni, về ngôi chùa danh tiếng và tạo lạc vị trí đẹp nhất Đà Thành: Linh ứng Tự.
Chùa ni ,theo hiểu biết của ku tí tui, thì là trường hợp hơi bị hiếm trên xứ mình. Một ngôi chùa cùng một tên có đến 3 nơi tọa lạc. Không biết cái mô là cái chính, nhưng túm lại có thể hiểu là một trụ sở chính và 2 chi nhánh hay văn phòng đại diện, đại khái là như rứa. Nghịch thì nói rứa thôi chớ không thể không công nhận là cả 3 ngôi chùa của Linh ứng Tự đều tọa lạc trên những thế đất rất đẹp, và hiển nhiên, rất hợp phong thủy. Đứng ở nơi ni, có thể nhìn theo đường chim bay thấy hướng núi , ngôi chùa bên tê. Phải hôm trời quang mây tạnh, có thể nhìn rõ bằng ống nhòm. Còn bằng mắt thường, thì có thể định được vị trí tam giác 3 ngôi chùa. Linh ứng Non Nước- nằm trên hòn Thủy của 1 trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Linh Ứng Bà Nà, nằm trên chót vót núi cao của địa danh nghỉ mát “Đà Lạt của miền Trung” và Linh ứng Bãi Bụt, Sơn Trà, nằm lưng chừng núi –bán đảo Sơn Trà, án ngữ một góc biển trời Đà Nẵng.

Trước tiên, là ngôi Linh ứng tự cổ nhất:  tọa lạc ở xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km. Hòn Non Nước hay Thủy Sơn là ngọn núi cao và đẹp nhất trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn (Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn) do Vua Minh Mạng đặt tên. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp và hai ngôi chùa danh tiếng: chùa Linh Ứng nằm ở sườn núi phía Đông mặt tiền xây về hướng đông trông ra biển, và chùa Tam Thai ở sườn núi phía Nam, người ta thường gọi chung là chùa Non Nước. Chùa được dựng vào khoảng thế kỷ XVI, bấy giờ gọi là am Dưỡng Chơn.

Thời Vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng ( 1740 - 1780 ) có Ngài Quang Chánh, hiệu Bảo Đài Đại Sư đến ẩn tu tại động Tàng Chơn, Ngài là Tổ khai sơn Chùa Linh Ứng sau này. Lúc đầu Ngài dựng một thảo am để hiệu là " Dưỡng Chơn Am ". Sau một thời gian, Ngài cất một ngôi nhà bằng tranh lá tại trước cửa động Tàng Chơn, để hiệu là " Dưỡng Chơn Đường " .

Đến năm Minh Mạng thứ VI ( 1825 ) Vua Minh Mạng ngự đến Ngũ Hành Sơn, cùng lúc cho xây dựng lại Chùa Tam Thai, Vua cho xây dựng lại chùa bằng gạch ngói và bang cho chùa một tấm biển " Ngự chế Ứng Chơn Tự, Minh Mạng lục niên phụng tạo " . Chùa này cũng được công nhận là Quốc Tự. Nhà Vua đã sắc dụ Ngài Trần Văn Như Pháp Danh là Chơn Như Đại Sư đang hành Đạo tại Chùa Long Quang ở Huế về làm Trụ Trì Chùa Ứng Chơn.   Đến đời Vua Thành Thái, chùa được mang tên Linh Ưỏng. Chùa được trùng tu nhiều lần. Gần đây nhất năm 1993, thượng tọa Thích Thiện Nguyện đã tổ chức trùng tu, sửa chữa chánh điện, xây đài Bồ-tát Quan Thế Âm, đắp tượng đức Phật Thích-ca cao 10m.
Đến năm Thành Thái thứ III ( 1891 ) do kỵ húy cùa một vị Vua nhà Nguyễn, nên Chùa Ứng Chơn dã đổi lại là Chùa Linh Ứng, và có một tấm biển ghi rõ " Cải tứ Linh Ứng Tự, Thành Thái tam niên " (Đổi  lại Chùa Linh Ứng, năm Thành Thái thứ ba ) . Từ đó mới có tên là chùa Linh Ứng cho đến ngày nay. Hai tấm biển của Vua Minh Mạng ban và Vua Thành Thái cải tự , hiện nay còn tại chánh điện Chùa Linh Ứng. Ngôi Chùa này cũng như Chùa Tam Thai đã trãi qua thời gian lâu xa và chiến tranh nên bị hư hoại, vì vậy đã được trùnh tu nhiều lần, lần trùng tu gần đây là vào năm 1992. .
 Linh Ứng Ngũ Hành Sơn là ngôi chùa đầu tiên, cũng là một trong những ngôi chùa cổ đầu tiên của núi Ngũ Hành Sơn. Chùa cũ, và nhỏ-nhưng như thế là đã khá rộng trên nọn núi nhỏ Thủy Sơn của Ngũ Hành Sơn được trùng tu vài lần, dấu vết thầm trầm của những thế kỷ trứơc còn bảng lảng theo khói hương và cây rừng. Sau này chùa có xây thêm bảo tháp. cũng như 2 ngôi chùa hậu bối, đứng ờ chùa này, có thể nhìn thấy đựơc một góc biển trời Đà Nẵng mênh mông trong tĩnh lặng.
 
 

 Đây cũng là ngôi chùa ku tí tui hay ghé nhất, từ những chuyến đi chơi non nước hồi nhỏ xí. Tiếc là lần nào đến đây cũng lo chụp ngừơi ta, nên bữa ni lục hình ra thì hỡi hôi chẳng có cái mô ra hồn. Coi đỡ  toàn cảnh bên ngoài, ngôi tháp của chùa nhìn từ đường ven biển Sơn Trà- Điện Ngọc hỉ!
(Có dịp sẽ trở lại tỉ mỉ hơn về  Linh Ứng tự hỉ. Bi giờ thì bà con coi hình nghe!)

 

Linh ứng Bà Nà nằm ở một trong những nơi cao nhất của Bà Nà.  Nơi đây có tượng Phật Thích Ca to thật là to, màu trắng nổi bật giữa núi rừng đại ngàn, mà bạn có thể thấy rõ khi đi cáp treo. tuy nhiên, nếu tựơng phật quan thế âm ở Linh ứng Bãi Bụt Sơn Trà trông đẹp và sinh động thì tượng Phật nơi ni, thấy hơi thô và vụng, túm lại không đẹp. Hơi bị tiếc khi pho tượng to tọa lạc trên một thế đất cao  chênh vênh hiếm có như thế này.
Lối đi lên chùa nào cũng có những bậc tam cấp cao và dốc
 
 
 
 
 Có hôm đến nơi khi nắng trưa đứng bóng như nắng Hạ,  có khi lần bứơc tam cấp khá cao và dựng đứng, nhằm khi hoang hôn đã buông, sương mùa, mây mù bắt đầu giăng loang khắp ngả, trời đổ sang mùa Đông. ngồi dưới chân Ngài, nhìn cảnh vật cuối ngày cho ta nhiều cảm xúc lắm.

 
 
 
 
 
từ tượng Phật nhìn ra bao la non nước...
 
 
leo lên một đỉnh núi khác nhìn về Đức Phật. Ui chao, Ngài cũng dập dìu khách viếng thăm  mà cũng lắm khi cô đơn, như ta nhỉ. hìhì
 
 
 
 

 
Pho tượngPhật đẹp nhất có lẽ khi trời chiều bảng lảng hoàng hôn, đón mùa đông về theo thường nhật (Bà Nà có đủ thời tiết 4 mùa trong một ngày).
lối đi lên chùa khiến bạn không thể không dừng lại chụp một tấm hình, dù đường lên khá dốc!
 
Có lẽ, ngôi Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà là ngôi chùa đẹp và to nhất trong 3 Linh Ứng Tự, cũng là ngôi chùa xây tốn thời gian lâu nhất. Một ngôi chùa có tượng phật Quan Thế Âm đứng tựa lưng vào núi, mắt nhìn ra khơi, tay bình cam lộ như tấn an bình cho ngừơi đi biển xa. Ngừơi ta bảo đây là tượng Quan Âm to nhất Đông Nam Á. Ku tí tui thì không bận tâm chuyện này, mà thấy qủa là Đức Phật đang đứng ở một thế đứng qúa đẹp. bất cứ ai đi dọc con đường biển dài hàng chục cây số, con đường du lịch biển 5 sao nối các tỉnh miền Trung này, đều có thể thấy bức tượng Phật bà từ xa xa, trắng nổi trên màu xanh của núi, của rừng và của biển trời. hẳn nhiên, với nơi đức Phật đứng như thế, thì rõ là Linh ứng Tự là  một thế đất đẹp.
"Dừng chân đứng lại trời non nước, một mảnh tình riêng ta với ta".

Chùa xây hơn 5 năm rồi mà vẫn chưa xong. Nghe nói khỏang hơn 2 năm nữa mới xong.  Mấy mùa mưa bão qua làm sụt lún, xói lở nhiều con đường bãi bụt dưới chân chùa  nên phải gia cố lại cho nền đất của chùa chắc chắn hơn , bây giờ chùa mở rộng diện tích hơn, nên công việc xây dựng vì thế sẽ phải kéo dài. Nghe kể là diện tích chùa sẽ trên 10 ha.

Khả năng xây dựng vựơt qúa khả năng của chùa mà trông chờ chủ yếu vào  thành phố. Những đại phật tử,  doanh nghiệp ở Đà Thành hay muốn vào làm ăn ở Đà Thành đều tự nguyện hoặc được gợi ý  cúng dường vào xây dựng chùa. Chùa còn được dân gian Đà Thành gọi vui là chùa ông Thanh (ông Nguyễn Bá Thanh- Bí thư thành ủy Đà Nẵng), vì công lao rất lớn của ông trong việc xây dựng chùa. Thậm chí dân tình còn lai rai đồn đãi là đây là thế đất trấn rất hợp phong thủy của chú Thanh nữa à.hehe. Nếu đúng vậy thì qủa là chú bí thơ có mắt nhìn vị trí thiệt. Linh Ứng Bãi Bụt tọa lạc trên lưng chừng núi, cao nhưng không cao qaú mức, ngay trên đọan đẩu cũa con đường bãi bụt uốn lượn ôm lấy bán đảo sơn trà, ở vị trí đẹp  nhất của con đường. Sau lưng chùa là núi với rừng nguyên sinh, rừng cấm quốc gia, với “chim kêu vượn hú” no ngàn, trứơc mặt là vịnh Đà Nẵng , biển lặng yên đẹp như tranh, xa xa là núi Non Nứơc-Ngũ Hành Sơn, là Cù Lao Chàm bền bồng trong mây xa, là Đèo Hải Vân, là Biển Đông…. Đây là cũng có lẽ là nơi ngắm đẹp nhất tòan cảnh biển và thành phố Đà Nẵng.
 
 
 
 
 
 

 Pho tượng Quan Âm được xây dựng hơn 4 năm rồi, cũng vừa mới hoàn tất. hình chụp là khi pho tựơng đang hoàn tất nữhng công đoạn cuối cùng. Đây là một trong những bức tượng Phật Bà mà ku tí tui thích nhứt. Dung mạo tượng đẹp như  những gì mình hình dung về Phật Bà, như hình Phật mà lúc nhỏ đã nhìn thấy trên bàn thờ Phật của me, và nhứt là không có vẻ lai lai … “tàu khựa” như nhiều bức tượng Phật đang tràn làn xứ ta sau này!

 Tượng to lớn, nhưng  khen  cho những nghệ nhân dựng tượng khéo tạc chân dung phật bà, đường nét nhẹ nhàng uyển chuyển, mềm mại và cân đối. tượng to nhưng nhìn không thô ráp. tỉ mỉ cả những đường diểm trang trí ven theo tà áo Ngài. Những dợn sóng của xiêm y cũng rất sống động, nhẹ nhàng, không có vẻ gì là thô ráp cả.

Tượng cao 67 mét,  là pho tượng Quan Âm lớn nhất Việt Nam và nghe đồn là lớn nhất Đông Nam Á nữa. Bên trong tượng có nhiều tầng, có thể leo lên để quan sát  như một “vọng hải đài”.
 
Mấy thầy đùa, bảo ai ngưỡng mộ cảnh chùa thì nên đi liền đi, để mai mốt chùa hoàn thành, trở thành điểm tham quan du lịch quen thuộc của các công ty lữ hành, thành chùa của nhà nước thì e sẽ bán vé vào chùa mất. Như ở Linh ứng Ngũ Hành Sơn vậy,  muốn vãn cảnh chùa, lễ Phật  phải xòe 15 ngàn đồng mua vè vào lễ Phật thì qủa là nản lòng nhiều đệ tử nhà Phật thiệt. ( Mà bi chừ , nhiều công ty đã tranh thủ tận dụng đưa vô tua  du lịch rồi. Nên không hiếm cái cảnh gặp từng đòan khách gia đình hay cơ quan nói rặt giọng miền ngoài lũ lượt đổ xuống khỏi xe tham quan với  quần cộc, quần đùi, áo cánh, quần “đũng ngắn ống vẩy” các loại mang dép xốp xanh -loại dép mang trong phòng khách sạn- lẹt xẹt đi tới chùa, nhốn nháo lễ Phật, nhốn nháo chụp hình).

 Tết ni,  nếu ku tí tui  loanh quanh ở nhà, bạn bè thân hữu có ra Đà Thành chơi, muốn làm hướng dẫn đi…chùa thì ới một tiếng hỉ! hehe

Nguon: http://hanhfuclangthang.multiply.com/journal/item/687/687

Không có nhận xét nào: